Khóa đào tạo đại học đầu tiên ở Việt Nam dành cho người khiếm thính được
giảng dạy tại Trường CĐSP Đồng Nai. Người rhầy trên giảng đường không
có tiếng nói này là Tiến sĩ Ngôn ngữ học Jame Clady Woodward
Đây là khóa học do tổ chức The Nippon Foundation (Nhật
Bản) tài trợ. Người thường xuyên có mặt trên giảng đường không có tiếng
nói này là Tiến sĩ Ngôn ngữ học Jame Clady Woodward, 60 tuổi, đến từ Đại
học Georgetown (Mỹ), Giám đốc dự án “Giáo dục bậc đại học cho người
khiếm thính ở Việt Nam” (Opening University Education to Deaf in
Vietnam).
Khi c̣n là sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ, Jame Clady
Woodward đă chọn ngôn ngữ kư hiệu là đề tài cho con đường nghiên cứu
khoa học. Năm 1968, khi đang là sinh viên năm cuối, ông đă từ chối tham
gia cuộc chiến tranh ở Việt Nam và nhờ t́m giúp một công việc dạy học
cho người bị khiếm thính ở Đại học Gallaudet ở Washington DC, trường đại
học đầu tiên trên thế giới về nâng cao trí tuệ toàn diện cho người
khiếm thính.
Công việc này đă giúp ông thêm nhiều cơ hội tiếp xúc
với người khiếm thính và đă hoàn tất chương tŕnh tiến sĩ chuyên ngành
kư hiệu ngôn ngữ.
Bằng mọi khả năng và với sự tài trợ từ Trường Đại học
Gallaudet, ông t́m đến với người khiếm thính ở: Hồng Công, Đài Loan,
Mêhicô, Pêru, Trung Quốc, Chilê, Thái Lan... Những dự án nâng cao tŕnh
độ cho người khiếm thính do ông hoạch định đă được thực hiện thành công
tại các nơi này.
Cơ hội đến Việt Nam
Năm 1996, khi đang thực hiện dự án “Ngôn ngữ kư hiệu
Thái Lan” ở bậc đại học, ông có cơ hội gặp một số người Việt Nam và
tŕnh bày ư định giúp đỡ người khiếm thính ở Việt Nam tiếp cận chương
tŕnh giáo dục cao hơn.
Đến đầu năm 1997, tại hội nghị “Thăng tiến phát triển
cuộc sống của người châu á - Thái B́nh Dương” do ủy ban Kinh tế và xă
hội khu vực châu á - Thái B́nh Dương tổ chức tại Hà Nội, Trung tâm tật
học thuộc Viện Khoa học xă hội đă mời ông tham gia hỗ trợ dự án này.
Với kinh nghiệm 30 năm Tiến sĩ Jame Clady Woodward và
Giáo sư, tiến sĩ Mike Kemp (trưởng khoa Ngôn ngữ kư hiệu Mỹ, ngôn ngữ
thông dịch Đại học Gallaudet ở Washington DC) đă tự nguyện sang Việt Nam
triển khai dự án này.
Năm 1999, dự án được chính thức thực hiện ở Việt Nam và
Đồng Nai là địa phương duy nhất được chọn là nơi thí điểm triển khai.
Dự án do The Nippon Foundation (Quỹ Nhật Bản) tài trợ với kinh phí
600.000 USD.
Dự án này mở ra một cơ hội mới cho những người khiếm
thính, thông qua những kỹ năng: Giảng cho những người khiếm thính, giảng
cho những người b́nh thường muốn giao tiếp với người khiếm thính và
tham gia các hoạt động xă hội, hỗ trợ cho trẻ khiếm thính...
Trên giảng đường không tiếng nói
Năm học 2000 - 2001, khóa học đầu tiên được chính thức
khai giảng. Tất cả đều học bằng ngôn ngữ kư hiệu nên giảng đường không
hề có bất kỳ âm thanh hay tiếng nói nào.
“Dù không âm thanh nhưng lớp học rất sinh động. Mọi
người hiểu và chia sẻ với nhau qua ngôn ngữ của đôi tay - ngôn ngữ kư
hiệu kỳ diệu này đă mang kiến thức và mở ra cho các bạn khiếm thính
nhiều cơ hội” - Tiến sĩ J.C Woodward nói.
Hiện dự án có 58 học sinh được tuyển sinh trong cả nước
theo học chương tŕnh từ lớp 6 đến lớp 12, trong đó có 29 học sinh của
dự án tham dự và tốt nghiệp THCS, đạt tỷ lệ 100%.
Trong số này có 2 học sinh đỗ loại giỏi và học sinh
Nguyễn Hoàng Lâm đỗ thủ khoa năm học 2004-2005. 5 năm triển khai dự án
cũng là 5 năm ông Woodward cùng học sinh dự án đă hoàn tất bản thảo bộ
sách dạy học ngôn ngữ dấu hiệu Việt Nam và tập 1 bộ từ điển ngôn ngữ dấu
hiệu bằng 3 ngôn ngữ (ngôn ngữ dấu hiệu - tiếng Anh - tiếng Việt).
Hiện tiến sĩ J. C. Woodward đang nỗ lực t́m kiếm việc làm cho sinh viên của ḿnh.
Duy Nhất -Thu Trang